Xử Lý Nước Thải Ươm Tơ

Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT SỢI TƠ TẰM

  1. Mở Đầu

    • Lụa tơ tằm là một trong những loại vải quý, có nguồn gốc tự nhiên, lụa tơ tằm thu đươc từ các sọi tơ (chủ yếu là từ tơ được nhả ra từ con tằm). Có rất nhiều loại tơ như tơ được nhả từ tằm ăn lá dâu, sắn (tơ sắn)…. nhưng chúng ta biết đến đa phần là tơ của tằm dâu. Và để có ra một sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn đến tay được người tiêu dùng là cả một quá trình bao gồm các công đoạn sản xuất rất phức tạp và công phu, đồng thời cũng thải ra môi trường một lượng nước thải, rác thải rất lớn trong quá trình sản xuất.

  • Ngoài ra Ngành dệt may tơ tằm hiện nay đang thu hút  rất nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm ở ta đều chưa có hệ thống xử  lý nước thải mà đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ… loại nước thải này có độ kiềm cao, độ màu lớn, nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh. Ảnh hưởng đến môi trường nói chung và sức khỏe con người nói riêng.

  • Vì vậy việc đưa ra phương án thu gom, xử lý nước thải, rác thải là vấn đề hoàn toàn cần thiết đổi với một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tơ tằm.

  1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TƠ TẰM

    2.1 MỤC TIÊU XỬ LÝ

  • Lấy mẫu phân tích thông số nước thải theo QCVN 40:2011/BTNMT. Tính toán, thiết kế và đưa ra hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn công suất…m3/ngày .đêm với quy mô của doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động. Và yêu cầu chất lượng nước thải đầu đạt chuẩn  theo QCVN 40:2011/BTNMT đề ra.

    2.2 ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TƠ TẰM

  • Nước thải cơ sở sản xuất sợi tơ tằm chủ yếu phát sinh từ hoạt động chăn nuôi tằm, công đoạn tiền xử lý tơ tằm và công đoạn làm mềm sợi tơ bằng dung dịch acid, hoặc kiềm (phổ biến nhất). Ngoài ra, nước thải cơ sở sản xuất tơ tằm còn bắt nguồn từ công đoạn khử keo và tăng trọng lượng sợi tơ tằm bằng cách sử dụng tetracholoride thiết trong môi trường acid.

    2.3 QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỞ TẰM HIỆN NAY

     


    2.4 THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
     

  • Bể gom: Nước thải sản xuất được dẫn về bể gom nước thải. Tại đây có đặt giỏ chắn rác, hoặc mương tách rác ( kích thước lớn) để loại bỏ các vật rắn có kích thước lớn, sợi tơ, nhộng tằm…. Từ bể này, nước thải được bơm lên bể điều hòa.

  • Bể điều hòa: Nước thải sản xuất được dẫn về bể gom nước thải. Tại đây có đặt giỏ chắn rác để loại bỏ các vật rắn có kích thước lớn. Từ bể này, nước thải được bơm lên bể điều hòa.

  • Bể sinh học kỵ khí (bể UASB): Từ bể điều hòa, nước thải được đưa về bể sinh học kỵ khí. Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tóm gọn lại theo 4 quá trình sau:
    Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
    Giai đoạn 2: Acid hóa
    Giai đoạn 3: Acetate hóa
    Giai đoạn 4: Methane hóa

  • Bể sinh học thiếu khí: Trong nước thải sinh hoạt tồn tại 1 lượng nitơ chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ và amoniac. Tại đây các vi khuẩn trong môi trường thiếu khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trường và phát triển, đồng thời với quá trình đó là quá trình khử muối nitrat và nitrit bằng cách lấy oxy từ chúng và giải phóng ra nitơ tự do và nước.

  • Bể sinh học hiếu khí:

- Trong bể hiếu khí có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm khuấy trộn đều nước thải với bùn hoạt tính, đồng thời cung cấp oxy hoà tan cho vi sinh vật. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước thải để sinh trưởng và phát triển. Các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được phân hủy nhờ vi sinh vật từ đó sẽ làm giảm BOD5, COD có trong nước thải, đồng thời bể hiếu khí sẽ chuyển hóa nitơ ở dạng NH4+ thành NO3-

- Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn, tạo sinh khối được gọi là bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính trong bể nên duy trì ở nồng độ khoảng 2.500 – 4.000 mg/l; do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại nhằm đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính cần duy trì trong bể.

  •  Bể lắng sinh học: Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi thải vào các bể tiếp theo. Bể lắng sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa. Bùn lắng một phần được hoàn lưu định kỳ về bể xử lý trước và một phần (bùn dư) được đưa về sân phơi bùn.

  • Bể keo tụ - tạo bông và bể lắng hóa lý:  Tại đây, nước thải được châm hóa chất keo tụ để loại bỏ các cặn lơ lửng không lắng được sẽ được keo tụ lại tạo thành các bông bùn có kích thước lớn và lắng, đồng thời giảm nồng độ photpho có trong nước thải.

  • Bể lắng hóa lý:  Bông cặn từ bể keo tụ tạo bông sẽ được lắng tại bể lắng hóa lý. Phần nước sau lắng được đưa qua bể khử trùng.

  • Bể khử trùng: Tại bể khử trùng, clorine được châm định lượng vào để loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải. Clorine khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật, phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất và gây chết đối với vi sinh vật.

  • Cột lọc áp lực: Sử dụng cát thạch anh làm vật liệu lọc. Nhờ có cấu tạo những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, cát thạch anh trở thành một màng lọc tự nhiên trong bể lọc giúp ngăn cản các chất cặn bẩn lơ lửng có kích thước lớn trong nguồn nước.

  • Bể chứa bùn : Tại đây bùn sẽ lắng xuống đáy và được hút xử lý định kỳ. Chức năng của bể chứa bùn giúp giảm thể tích và độ ẩm của bùn.

    - Nước thải qua quá trình xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT  và được thải ra nguồn tiếp nhận. Trên đây là quy trình chung cho một nhà máy sản xuất sợi tơ tằm. Tùy vào quy trình sản xuất, công suất hoạt động mà quy trình xử lý nước thải sản xuất sợi tơ tằm sẽ khác nhau, cả về quy trình, công nghệ sử dụng lẫn chi phí xử lý. Vì vậy, hãy gọi cho “Giải Pháp Việt” để được tư vấn khảo sát trực tiếp, đưa ra giải pháp phù hợp, với chi phí tiết kiệm nhất cho quý khách hàng.



033 824 7848